Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cát Bi


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Giao thông vận tải sớm hoàn thiện báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cát Bi – Hải Phòng
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Giao thông vận tải sớm hoàn thiện báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cát Bi – Hải Phòng.
Tại cuộc họp chiều 6/7 tại Trụ sở Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về hiện trạng sân bay, nhu cầu đi lại hàng không của Hải Phòng, khu vực Đông Bắc Bộ và tính cần thiết trong việc điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cát Bi.
Cát Bi là sân bay quốc tế tại của thành phố công nghiệp Hải Phòng, có lượng hành khách đi lại tăng trưởng trung bình 38,16%/năm trong 6 năm qua, tốc độ tăng trưởng lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, quy mô  đường cất hạ cánh hiện chỉ đảm bảo yêu cầu khai thác các loại máy bay ATR 72, A320, B737-300 và đã khai thác 16 năm, có dấu hiệu xuống cấp.
Năm 2011, sản lượng hành khách qua Cát Bi đạt 631.000 lượt khách, cao hơn nhiều so với quy mô 350.000 khách năm khi xây dựng.
Trong bối cảnh nghiên cứu xây dựng Cảng hàng không quốc tế  Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều khó  khăn, năm 2011, Chính phủ đã đồng ý xây dựng mới đường cất hạ cánh số 2 và các hạng mục liên quan theo hình thức BT, nâng cấp Cát Bị trở thành Cảng hàng không cấp 4E, công suất đáp ứng 4 triệu hành khách/năm.
Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý về tính cần thiết việc điều chỉnh quy hoạch cũng như triển khai dự án nâng cấp quy mô, công suất phục vụ của Cảng Hàng không Cát Bi, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và phù hợp với tình hình mới.
Bộ Giao thông vận tải sớm hoàn thiện, hoàn thiện các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP. Hải Phòng xem xét, tính toán dự án tổng thể, các dự án thành phần và khả năng huy động các nguồn vốn, trong đó có hình thức BT.
Theo Nguyên Linh
Chinhphu.vn

Tòa nhà Tricon Towerchậm tiến độ, khách hàng vây trụ sở đòi tiền


Khách hàng vây trụ sở Công ty Minh Việt để đòi tiền.
Khách hàng mua căn hộ tòa nhà Tricon Tower tại Dự án Splendora Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội đang kiện chủ đầu tư vì dự án chậm tiến độ lâu ngày.
Vào khoảng 15 giờ chiều qua (6-7), hàng chục người dân đã mang theo băng rôn với nội dung “Tricon Tower chậm tiến độ, đề nghị Công ty Minh Việt bồi thường thiệt hại” kéo đến trụ sở Công ty CP Đầu tư Minh Việt tại tòa nhà C1, D6 Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) để đòi bồi thường thiệt hại.

Theo tìm hiểu của phóng viên, được biết một số hộ dân đã ký hợp đồng đóng tiền mua nhà cho Công ty CP Đầu tư Minh Việt từ tháng 11 năm 2009.

Dự kiến khi tòa nhà Tricon Tower tại Dự án Splendora Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội hoàn thiện, mỗi căn hộ sẽ có diện tích 156,88m2 với số tiền là 263.000 USD. Khách hàng sẽ phải đóng tiền theo định kỳ 3 tháng/lần mỗi lần 20.000 USD.

Theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, nếu khách hàng xuống 70% trị giá số tiền của căn hộ sẽ được giảm 5% (xấp xỉ 14.000 USD).

Trong hợp đồng mua bán nhà cũng ghi rõ, Công ty CP Đầu tư Minh Việt sẽ phải giao nhà cho khách hàng vào ngày 31-12-2011, muộn nhất là ngày 30-6-2012. Tuy nhiên đến nay, dự án này mới chỉ xong phần móng và đã “đắp chiếu” từ nhiều tháng nay.

Những khách hàng này cho biết, số tiền trên là họ vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau, và đang phải trả lãi hàng ngày, vì vậy Công ty Minh Việt không thực hiện đúng theo cam kết trong hợp đồng thì phải hoàn trả lại tiền cho họ.

Trao đổi với phóng viên, Ông Edward Chi - TGĐ công ty CP đầu tư Minh Việt cho biết, hiện dự án đã hoàn thiện phần móng, việc chậm tiến độ là lỗi của nhà thầu làm ăn chậm trễ.

Theo Minh Đức
TPO

Thị trường BĐS 6 tháng đầu 2012: Vẫn khó khăn và ảm đạm


Theo Cục quản lý nhà và thị trường BĐS, giao dịch thành công trên thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2012 chủ yếu ở phân khúc bình dân, diện tích nhỏ, căn hộ giá trị 1,2 – 2,5 tỷ đồng.
Sáng 6/7/2012, Bộ Xây dựng đã có buổi họp tổng kết 6 tháng đầu năm 2012. Theo đánh giá chung về thị trường bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2012 của Bộ Xây dựng cho thấy, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục khó khăn.
Giá giảm, giao dịch hạn chế…
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, hầu hết các phân khúc bất động sản đều sụt giảm cả về giá trị và giao dịch, thậm chí nhiều dự án còn không có giao dịch.
Thực trạng giao dịch bất động sản qua Sàn giao dịch và không qua Sàn giao dịch nhìn chung đều ảm đạm trong 6 tháng qua. Tuy nhiên, gần đây với thông tin lãi suất giảm cùng với đó là bất động sản được loại ra khỏi danh sách hạn chế cho vay đã có tác động nhất định lên thị trường.
Nhiều người dân có nhu cầu ở thực đã tính đến chuyện mua nhà ở tại các dự án có giá cả hợp lý, do đó giao dịch nhiều hơn. Nhưng đa phần các nhà đầu tư nhỏ lẻ đều trong tâm lý chờ đợi giá cả hạ hơn nữa, vẫn chưa có niềm tin vào thị trường.
Theo thống kê của Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, giao dịch diễn ra ở phân khúc nhà ở bình dân từ 1,2 đến 2,5 tỷ đồng/căn. Những dự án bất động sản sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành xây dựng được người dân quan tâm hơn. Một số dự án đất nền biệt thự, liền kề ở vùng ven Thủ đô có mức giảm giá khá cao lên đến 50% so với quý 1 của năm 2010.
Tình hình bất động sản khó khăn kéo dài như trên đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này có tiềm lực hạn chế gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều đơn vị phải nói lời “chia tay” với thị trường, đặc biệt là những đơn vị vay ngân hàng nhiều.
6 tháng cuối năm có chuyển biến tịch cực?
Theo dự báo về tình hình thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2012 của Sở Xây dựng Hà Nội, thị trường sẽ có những bước chuyển biến tích cực vào cuối năm 2012, do một số tín hiệu tốt đang ủng hộ thị trường.
Một là, Thủ tướng đã có Chỉ thị số 2196 chỉ đạo các Bộ, ngành địa phương tăng cường hơn nữa quản lý thị trường BĐS, thực hiện tái cơ cấu hàng hóa để phù hợp với nhu cầu thị trường, đầy mạnh phát triển loại hình nhà ở xã hội,…
Hai là, lạm phát và lãi suất đều giảm, đồng thời Chính phủ cũng đã bắt đầu thực hiện chủ trường nới lỏng tín dụng cho bất động sản.
Ba la,kiên quyết xử lý vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng để khơi thông nguồn vốn.
Ngoài ra, theo Sở Xây dựng Hà Nội nhu cầu về nhà ở trong trung và dài hạn vẫn còn rất lớn và sẽ tăng theo tốc độ đô thị hóa nhanh. Thị trường thời gian qua do thắt chặt tín dụng nên đã thanh lọc để phát triển tốt hơn.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thì cho rằng, thị trường bất động sản 6 tháng cuối 2012 sẽ chưa thể sôi động ngay và vẫn còn nhiều khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp.
Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Tập trung nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS; Hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ 5 Đề án liên quan đến phát triển nhà ở và thị trường BĐS.
Mạnh Dũng
Theo TTVN

Đất ven Hà Nội: 'Chết' vì đón đầu quy hoạch


Cơn sốt đất Ba Vì, Sóc Sơn, Đông Anh… và một số huyện ngoại thành Hà Nội đã bị “dập tắt” từ cách đây vài năm nhưng hệ quả của nó để lại cho các nhà đầu tư vẫn còn hết sức nặng nề.
Sau giai đoạn đổ xô tranh mua bằng được, nhiều nhà đầu tư đang ở vào tình cảnh “chết dở” vì không thể bán.

Ba Vì có thể coi là một điển hình của cơn sốt đất ngoại thành Hà Nội. Khi thông tin về quy hoạch thủ đô chuẩn bị phê duyệt và nơi này sẽ là trung tâm hành chính, giá đất khu vực này ngay lập tức tăng vùn vụt.

Hàng loạt nhà đầu tư ở Hà Nội đổ xô lên Ba Vì tranh mua đất thổ cư, thậm chí đất nông nghiệp cũng bị xẻ bán với giá trên trời. Trước tháng 1-2010, tại các xã Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh huyện Ba Vì, giá đất thổ cư được chào bán khoảng 2,5-3 triệu đồng/m2.

Đất vườn/đất trồng cây lâu năm được chào bán dao động trong khoảng 50-70 triệu đồng/sào. Tuy nhiên đến đầu tháng 5-2010 giá đất vườn trồng cây lâu năm tại đây đã lên đến 150-200 triệu đồng/sào. Hầu hết mua bán chỉ là các giao dịch viết tay…

Tuy nhiên, ngay sau đó ít lâu, nhiều nhà đầu tư đã “vỡ mộng” khi giá đất ở khu vực này lao dốc thảm hại. Từ chỗ có trong tay nhiều mảnh “đất vàng”, nhiều nhà đầu tư bỗng chốc trở thành những kẻ nợ nần chồng chất và mắc kẹt lại đây. Hiện tại, đất Ba Vì được rao bán nhan nhản nhưng không có khách mua.

Trong giới đầu tư nhà đất vẫn còn nhắc đến trường hợp một nhà đầu tư đang rao bán 3 lô đất lên tới 1.000m2 tại khu vực này từ năm ngoái đến nay vẫn không tìm ra khách mua. Thậm chí, kể cả chủ nhân khu đất bán với giá 700 triệu đồng/lô, chấp nhận “bốc hơi” hơn 1 tỷ đồng” vẫn khó bán.

Chung số phận với đất tại Ba Vì, tại khu vực Sóc Sơn, Đông Anh, hàng trăm mảnh đất bỏ hoang, đất dự án cỏ mọc um tùm, chưa kể đến chuyện nhà đầu tư lao đao vì cạn tiền, nợ nần. Trên địa bàn Mê Linh, giá đất giảm mạnh, không có giao dịch.

So với thời điểm đầu năm ngoái, giá đất dự án tại khu vực này được giao dịch ở mức trung bình 18-20 triệu đồng/m2, nay chỉ còn 8-11 triệu đồng/m2. Đất Đông Anh bắt đầu quay về thời kỳ năm 2009 trước khi cơn sốt đất diễn ra trong năm 2010 và đầu năm 2011, hiện mặt bằng giá giảm khoảng 30-50% so với năm ngoái.

Giá đất ở khu vực huyện Đan Phượng, Hoài Đức cũng không nằm ngoài vòng xoáy giảm giá. Nhiều nhà đầu tư cũng ngậm trái đắng khi nhanh tay gom đất ở các tỉnh ven đô như Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Nguyên… Sự liều lĩnh trong việc giao dịch của những người mua đất ven đô, đã phải chịu hậu quả nặng nề.

Việc giá đất trên địa bàn khu vực vùng ven thủ đô liên tục bị đẩy lên cao hoàn toàn do giới đầu tư và một số người dân tự ý lợi dụng thông tin về quy hoạch để thổi giá, còn thực tế giao dịch chỉ tăng thấp. Có những mảnh đất chỉ trong thời gian ngắn đã được mua đi bán lại nhiều lần.

Với những mảnh đất mắc kẹt, người mua đành chấp nhận chờ thời bởi hiện nay khó có thể bán được do người dân địa phương không đủ tiền mà dân thủ đô về đó sinh sống là điều khó có thể xảy ra. Đây cũng là bài học lớn cho các nhà đầu tư “cầm đèn chạy trước quy hoạch”.


Theo Duy Khánh
SGĐT

Thị trường BĐS 6 tháng đầu 2012: Vẫn khó khăn và ảm đạm


Theo Cục quản lý nhà và thị trường BĐS, giao dịch thành công trên thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2012 chủ yếu ở phân khúc bình dân, diện tích nhỏ, căn hộ giá trị 1,2 – 2,5 tỷ đồng.
Sáng 6/7/2012, Bộ Xây dựng đã có buổi họp tổng kết 6 tháng đầu năm 2012. Theo đánh giá chung về thị trường bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2012 của Bộ Xây dựng cho thấy, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục khó khăn.
Giá giảm, giao dịch hạn chế…
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, hầu hết các phân khúc bất động sản đều sụt giảm cả về giá trị và giao dịch, thậm chí nhiều dự án còn không có giao dịch.
Thực trạng giao dịch bất động sản qua Sàn giao dịch và không qua Sàn giao dịch nhìn chung đều ảm đạm trong 6 tháng qua. Tuy nhiên, gần đây với thông tin lãi suất giảm cùng với đó là bất động sản được loại ra khỏi danh sách hạn chế cho vay đã có tác động nhất định lên thị trường.
Nhiều người dân có nhu cầu ở thực đã tính đến chuyện mua nhà ở tại các dự án có giá cả hợp lý, do đó giao dịch nhiều hơn. Nhưng đa phần các nhà đầu tư nhỏ lẻ đều trong tâm lý chờ đợi giá cả hạ hơn nữa, vẫn chưa có niềm tin vào thị trường.
Theo thống kê của Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, giao dịch diễn ra ở phân khúc nhà ở bình dân từ 1,2 đến 2,5 tỷ đồng/căn. Những dự án bất động sản sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành xây dựng được người dân quan tâm hơn. Một số dự án đất nền biệt thự, liền kề ở vùng ven Thủ đô có mức giảm giá khá cao lên đến 50% so với quý 1 của năm 2010.
Tình hình bất động sản khó khăn kéo dài như trên đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này có tiềm lực hạn chế gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều đơn vị phải nói lời “chia tay” với thị trường, đặc biệt là những đơn vị vay ngân hàng nhiều.
6 tháng cuối năm có chuyển biến tịch cực?
Theo dự báo về tình hình thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2012 của Sở Xây dựng Hà Nội, thị trường sẽ có những bước chuyển biến tích cực vào cuối năm 2012, do một số tín hiệu tốt đang ủng hộ thị trường.
Một là, Thủ tướng đã có Chỉ thị số 2196 chỉ đạo các Bộ, ngành địa phương tăng cường hơn nữa quản lý thị trường BĐS, thực hiện tái cơ cấu hàng hóa để phù hợp với nhu cầu thị trường, đầy mạnh phát triển loại hình nhà ở xã hội,…
Hai là, lạm phát và lãi suất đều giảm, đồng thời Chính phủ cũng đã bắt đầu thực hiện chủ trường nới lỏng tín dụng cho bất động sản.
Ba la,kiên quyết xử lý vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng để khơi thông nguồn vốn.
Ngoài ra, theo Sở Xây dựng Hà Nội nhu cầu về nhà ở trong trung và dài hạn vẫn còn rất lớn và sẽ tăng theo tốc độ đô thị hóa nhanh. Thị trường thời gian qua do thắt chặt tín dụng nên đã thanh lọc để phát triển tốt hơn.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thì cho rằng, thị trường bất động sản 6 tháng cuối 2012 sẽ chưa thể sôi động ngay và vẫn còn nhiều khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp.
Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Tập trung nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS; Hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ 5 Đề án liên quan đến phát triển nhà ở và thị trường BĐS.
Mạnh Dũng
Theo TTVN

Đất dịch vụ Hoài Đức: Không lo thiếu


"Đất dịch vụ tại huyện Hoài Đức chiếm khoảng hơn 200 ha. Trong đó, 141ha đã giải phóng xong, còn lại 70ha đã được chấp thuận địa điểm xây dựng. Như vậy, về cơ bản đất dịch vụ là đủ".
Đó là khẳng định của bà Trần Thị Én-Phó trưởng Ban giải phóng mặt bằng huyện Hoài Đức (Hà Nội).
 
Theo bà Trần Thị Én, tình thời điểm hiện tại toàn bộ 141ha đất dịch vụ đã được phê duyệt từ tỉnh Hà Tây cũ đều đã giải phóng xong mặt bằng. Còn lại khoảng 70ha bị thiếu của một số xã như An Thượng, Song Phương, An Khánh, Lại Yên, Đắc Sở, Vân Côn, La Phù, Phú Vinh...đã được thành phố, Sở ban ngành phê duyệt địa điểm. Hiện UBND huyện đang tiến hành giải phóng mặt bằng. Do vậy, người dân không lo sẽ bị thiếu đất dịch vụ.
 
Huyện Hoài Đức là một trong nhiều khu vực có nhiều dự án đầu tư nhất tại Hà Nội, các dự án đều tập trung nằm trên địa bàn một số xã như An Khánh, Lại Yên, Kim Chung, Vân Canh....Theo quy định của nhà nước, các hộ dân bị mất đất nông nghiệp sẽ được đền bù bằng đất dịch vụ bằng 10% diện tích đất bị thu hồi. Tổng cộng trên địa bàn huyện Hoài Đức đang có 15.000 hộ dân đủ điều kiện hưởng đất.
 
Theo ghi nhận của phóng viên, tại một số khu đất dịch vụ tại huyện Hoài Đức thì tiến độ triển khai rất chậm. Đơn cử như khu đất dịch vụ An Thọ nằm trên địa bàn xã An Khánh. Mặc dù, đã giải phóng xong mặt bằng từ 3 năm nay nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn bị bỏ hoang. Các khu đất dịch vụ tại xã An Khánh, An Thượng,...cũng diễn ra tình trạng tương tự.

Theo Anh Đào
VnMedia

Chung cư nhỏ: Đổ xô bán cắt lỗ


Căn hộ chung cư nhỏ bớt nóng sốt, thậm chí nhiều người bán tháo cắt lỗ
Được nhiều người mua quan tâm gần đây, tuy nhiên, căn hộ chung cư giá bình dân đã không còn sốt nóng. Trong khi đó, chung cư cao cấp vẫn ế ẩm.
Sốt nóng do "cò" nhà đất
Mới đây, một chủ đầu tư tại Hà Đông vừa tung ra thị trường loạt căn hộ diện tích từ 45m2 với giá khoảng 14 triệu đồng/m2. Với giá khoảng 600 triệu đồng, những căn hộ này đã thu hút sự chú ý của thị trường. Theo chủ đầu tư, số lượng căn hộ tung ra của hai tòa đã bán hết nhưng thực tế hầu hết đều do các sàn bất động sản, môi giới ôm lại bán với giá chênh từ 10 đến 50 triệu đồng/căn.
Lợi dụng sự quan tâm của người mua nhà, không ít nhân viên môi giới đã tư vấn cho khách hàng rằng loại căn hộ này đang sốt nóng, nếu không mua ngay sẽ bỏ lỡ cơ hội có nhà. Không ít người vì nhu cầu thực đã vội mua lại, bất chấp giá chênh. Vì thế, mỗi căn hộ bán được môi giới đã bỏ túi hàng chục triệu đồng.
Ông Lê Đức Anh, nhân viên môi giới một sàn ở Định Công, thừa nhận, loại hình căn hộ này có sự quan tâm đặc biệt nhưng khách mua vẫn quan sát tìm hiểu thận trọng, chủ yếu các sàn bất động sản, cò đất đầu cơ. Để lướt nhanh, họ đã tạo những thông tin khác nhau khiến người mua nôn nóng. Những căn hộ này chỉ sốt thời gian đầu, đến thời điểm đóng tiền theo tiến độ không ít người phải bỏ, bán cắt lỗ.
Tương tự như căn hộ Dương Nội của Nam Cường trước đây, người mua phải chịu mức giá chênh hàng trăm triệu đồng để mua được căn hộ, nhưng sau đó tiến độ dự án rùa đã làm mất lòng tin của khách hàng. Không ít người mua đã tháo chạy, bán lỗ hay đòi lại góp vốn từ chủ đầu tư.
Theo ông Lê Ngọc Quỳnh, Giám đốc sàn giao dịch bất động sản 24h, không có chuyện sốt căn hộ chung cư nhỏ như thời gian qua. Những tác động từ kinh tế và lãi suất chỉ tạo tâm lý bình ổn cho thị trường, riêng người mua vẫn còn đang nghe ngóng. Tuy nhiên, những căn hộ có giá khoảng 2 tỷ đồng lại thu hút sự quan tâm của nhiều người vì nhu cầu thật và họ cũng chỉ phải vay một khoản tiền vừa phải.
Ông Nguyễn Thanh Bình, sàn BĐS Phú Điền, cho biết, trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư đã chấp nhận lỗ và tìm mọi cách bán tháo căn hộ với giá thấp hơn 20-30% so với giá hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Điển hình như một dự án tại đường Lê Văn Lương kéo dài với giá chỉ hơn 16,5 triệu đồng/m2, trong khi giá bán của chủ đầu tư là 22-24 triệu đồng/m2. Tình trạng này diễn ra phổ biến tại hầu hết các dự án căn hộ tại Hà Nội.
Giá các căn hộ chung cư đang được giao dịch trên thị trường hiện nay: chung cư Xa La CT4 mới giao nhà giá bán từ 17 - 21 triệu đồng/m2, với những căn hộ chưa giao nhà mới đóng khoảng 60% đang được chào bán tầm 15 - 16 triệu đồng/m2. Chung cư Văn Khê giá từ 21 đến 24 triệu đồng/m2.
Những chung cư đang trong quá trình xây dựng cũng có giá mềm hơn so với trước đây. Chung cư La Khê giá khoảng 15 triệu đồng/m2, căn hộ Nam Đô Complex 22 triệu đồng/m2, căn hộ Dream Town khoảng 17,8 triệu/m2, chung cư BMM giá 16,5 triệu đồng/m2...
Báo cáo mới đây của CBRE Việt Nam cho thấy, người mua chủ yếu quan tâm đến khoảng giá dưới 20 triệu/m2, khoảng giá xuất hiện ngày càng nhiều do các chủ đầu tư cạnh tranh quyết liệt về giá.
Chung cư cao cấp ế ẩm
Thị trường bất động sản đóng băng, sức ép nguồn cung lớn, giá cao, những căn hộ cao cấp đang trong tình trạng ít giao dịch. Một số dự án chung cư cao cấp đã đi vào sử dụng được nhà đầu tư bán lại với giá thấp hơn vài trăm triệu đồng như dự án Keangnam đang rao bán với giá 60 - 80 triệu đồng/m2; chung cư 101 Láng Hạ giá khoảng 45 triệu đồng/m2; chung cư Golden Weslake từ 60 - 72 triệu đồng/m2
Nguyên nhân khiến những căn hộ này mất giá một phần do những mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và người dân về phí dịch vụ, tranh chấp sở hữu tòa nhà... khiến người mua không thờ ơi. Nhiều chủ nhà, sau một thời gian rao bán không thành công, buộc phải chuyển sang cho thuê.
Ở phân khúc này, sự cạnh tranh càng khốc liệt hơn khi nguồn cung ngày càng tăng mạnh. Những dự án đang trong giai đoạn hoàn thành sẽ cung cấp cho thị trường nguồn cung căn hộ khổng lồ, như dự án Thăng Long Number One, Licogi 13 Towers,  Mandarin Garden, Golden Palace và Golden Land Building,...
Tại quận Hà Đông cũng đón nhận nguồn cung khủng từ hàng loạt dự án bất động sản cao cấp được doanh nghiệp nước ngoài làm chủ đầu tư như Daewoo Cleve, Mulberry Lanes, Hyundai Hillstate,... và doanh nghiệp trong nước như Usilk City, Dương Nội, Văn Khê,... Chưa kể tới các dự án ở phía Đông, phân khúc căn hộ cao cấp cũng sẽ dư thừa.
Để bán được hàng, các chủ đầu tư buộc phải giảm giá bán căn hộ, đồng thời kết hợp với các ngân hàng đưa ra chương trình cho vay ưu đãi hấp dẫn. Thậm chí, mới đây chủ đầu tư Tân Hoàng Minh đã khiến cho thị trường BĐS "sốc" khi hỗ trợ khách hàng của dự án D'.Palais de Louis của với lãi suất chỉ 7%/năm. Đây là dự án có giá trên 140 triệu đồng/m2, đối tượng mua cũng vào hạng siêu giàu có nên việc cho vay tiền mua nhà khiến không ít người hoài nghi.
Ông Nguyễn Thanh Bình nhận định, trong tình cảnh thị trường bất động sản ảm đạm như hiện nay, lượng hàng tồn quá lớn, người mua và chủ đầu tư đều đang gặp khó khăn về tài chính. Thời gian cho vay ưu đãi lãi suất thấp của ngân hàng khá ngắn, khiến cho người mua không mấy mặn mà. Để thị trường ấm lên, còn cần rất nhiều nỗ lực từ nhiều phía.
Theo Duy Anh
VEF

‘Bom’ phá giá địa ốc: Chưa nổ đã xịt


Petro Vietnam Landmark ầm ĩ rồi chìm rồi quên lãng
Tháng 6 đã qua đi, lời hứa giảm 50% giá căn hộ của bầu Đức vẫn chưa được thực hiện khiến nhà đầu tư lại liên tưởng tới những tuyên bố giảm giá gây sốc trước đó của một số doanh nghiệp địa ốc.
Mỏi mắt chờ bầu Đức phá giá

Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức cho biết Hoàng Anh Gia Lai sắp chào bán dự án căn hộ tại quận 7 (TP HCM) vào tháng 6 với giá bằng 50% sản phẩm cùng vị trí. 

Vậy những dự án nào sẽ được Hoàng Anh Gia Lai giảm giá bán 50% trước tiên? Theo ông Lê Hùng, Tổng giám đốc Công ty CP phát triển nhà Hoàng Anh (thuộc Hoàng Anh Gia Lai), trước mắt Hoàng Anh Gia Lai sẽ giảm giá 2 dự án, một gần cầu Kênh Tẻ (quận 7) và một tại quận Tân Phú. Dự án gần cầu Kênh Tẻ là dự án cao cấp, liền kề dự án Sunrise City, đang có giá bán khoảng 40 triệu đồng/m2, nay được giảm xuống còn 23 triệu đồng/m2. Dự án ở quận Tân Phú có tổng số 1.800 căn hộ, giá bán được hạ xuống còn 12,5 triệu đồng/m2.

Ông Đức cho biết: “Lần này, Hoàng Anh Gia Lai giảm giá bán căn hộ bằng 50% giá sản phẩm cùng loại, cùng vị trí trên thị trường, nhưng chúng tôi vẫn có lãi. Hoàng Anh Gia Lai không phá giá mà do có nhiều lợi thế để giảm giá nhằm tăng tính thanh khoản. Đó là quỹ đất dồi dào và giá rẻ, kinh doanh đa ngành, phát triển dự án quy trình khép kín, có ưu thế về vật liệu xây dựng. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, công ty phải tạo tính thanh khoản để thu hồi vốn nhằm đầu tư vào các lĩnh vực khác như trồng cao su, cọ, làm thủy điện, khai khoáng…”.

Mặc dù tuyên bố rầm rộ nhưng cho tới ngày hôm nay (3/7), khi tháng 6 đã kết thúc, nhà đầu tư vẫn chưa nhận được bất cứ động thái hạ giá nào từ Hoàng Anh Gia Lai. Chính vì vậy, nghi ngờ về chiêu PR lại càng được củng cố hơn.

PVL ‘quăng bom’ phá giá

Hồi tháng 11/2011, thị trường bất động sản xôn xao với thông tin Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí (PVL) công bố sẽ giảm giá 30% dự án Petro Vietnam Landmark (quận 2, TP HCM). Giới đầu tư và chuyên gia vô cùng phấn khởi trước động thái quá táo bạo này của PVL. Họ kỳ vọng đây sẽ là bước đệm đưa thị trường bất động sản xuống mặt bằng giá mới.

Tuy nhiên, sau đó, công ty này lại không thực hiện như công bố ban đầu, chỉ đưa ra bán đợt 1 có 15 căn và thông báo mức giảm 30% là mức giá sàn, người mua phải thực hiện việc đấu giá. Bên cạnh đó, dự án tại TP HCM nhưng khách hàng muốn tham gia mua căn hộ giảm giá phải bay ra Hà Nội đăng ký và dự đấu giá. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ liệu đây có phải là chiêu PR của PVL.

Và buổi bốc thăm cũng không thành công như mong đợi. Theo đại diện PVL, trong buổi bốc thăm và đấu giá quyền mua 15 căn hộ của dự án Petro Vietnam Landmark, chỉ có hai khách hàng tham dự. Trong khi đó, theo quy chế, phải có 25 khách hàng đăng ký, PVL mới tổ chức bốc thăm và đấu giá để tìm ra chủ nhân của 15 căn hộ.

Như vậy, việc giảm giá 30% của PVL chỉ như ném đá ao bèo. Thị trường chỉ xôn xao được một thời gian ngắn rồi lại im lìm.
Giảm thực sự cũng không gây sốt

Công ty Sài Gòn Mekong từng gây sốc khi công bố giảm giá bán 500 căn hộ tại dự án An Tiến (TP.HCM) (tên tiếng Anh Gold Hounse) từ 18 triệu đồng/m2 xuống còn 14,5 triệu/m2. Lãnh đạo Công ty Sài Gòn Mekong, ông Hồ Văn Tuyêncho biết, doanh nghiệp quyết định bán sản phẩm với mức giá 14,5 triệu đồng trong thời điểm này để thu hồi vốn tìm kiếm những cơ hội mới.

Chung cư An Tiến do Công ty xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh (HAGL Land) làm chủ đầu tư và đã bán toàn bộ căn hộ cho hai nhà đầu tư thứ cấp là Ngân hàng BIDV và Công ty Sài Gòn Mekong. Dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện phần thô, tháng 6/2012 sẽ giao nhà.

Trong ngày mở bán đầu tiên 7/11 đã có 150 trong 500 căn hộ An Tiến (Nhà Bè, TP HCM) được khách hàng đặt mua với giá 14,4 triệu đồng mỗi m2. 

Thông tin này ít nhiều gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, sau đợt mở bán đầu tiên diễn ra và 7/11/2011, nhà đầu tư lại không nhận được thêm thông tin nào từ Sài Gòn Mekong.

Trong thời gian này, có thể dễ dàng bắt gặp được các mẩu rao vặt online như sau: “Cần bán căn hộ thông tầng dự án Gold House nằm trên trục đường Lê Văn Lương,P.Phước Kiểng,Nhà bè. Liền kề khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Diện tích từ 176 - 380m2 giá gốc 12,4tr/m2 đã xong phần thô, chuẩn bị giao nhà vào quý 3 năm 2012”.

Theo Bảo Linh
VTC News

Dự án Khu đô thị Thạch Thất (Hà Nội): Nam Cường chủ động giao lại dự án!


Ông Trần Oanh – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội
Ông Trần Oanh cho biết do nhiều bất hợp lý nảy sinh từ việc điều chỉnh quy hoạch chung, nên Tập đoàn Nam Cường sẽ chủ động giao lại dự án không còn phù hợp quy hoạch này.
Ngày 5/7/2012, UBND TP Hà Nội giao cho sở TN&MT phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan lập hồ sơ thu hồi đất của 8 đơn vị, doanh nghiệp, trong đó có dự án Khu đô thị Thạch Thất do Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội (trước đây là Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường) làm chủ đầu tư. Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Trần Oanh – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội cho biết, do nhiều bất hợp lý nảy sinh từ việc điều chỉnh quy hoạch chung, nên Tập đoàn Nam Cường sẽ chủ động giao lại dự án không còn phù hợp quy hoạch này.
Được biết, giai đoạn 1 của dự án này từ 2008-2012. Vậy vì sao, đến thời điểm này lại không còn phù hợp quy hoạch, thưa ông?
Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội (trước đây là Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường) được giao làm Nhà đầu tư xây dựng tuyến đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc Nam tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội) theo hình thức (BT) xây dựng - chuyển giao. Song song với việc xây dựng tuyến đường trục là phát triển chuỗi các Khu đô thị hai bên đường, trong đó Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội được giao làm chủ đầu tư xây dựng hai dự án đối ứng dự án BT là Khu đô thị Quốc Oai tại huyện Quốc Oai và Khu đô thị Chương Mỹ tại huyện Chương Mỹ. Ngoài ra, Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội được giao làm chủ đầu tư hai Khu đô thị theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất là Khu đô thị Thạch Phúc tại huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất và Khu đô thị Thạch Thất tại huyện Thạch Thất.
Sau khi có quyết định giao đất, Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội đã thực hiện các công việc sau: Phê duyệt phương án tổng thể bồi thường hỗ trợ và tái định cư GPMB xây dựng khu đô thị Thạch Thất ; Đo đạc lập bản đồ tổng thể và bản đồ tỷ lệ: 1/1000 trình các cấp có thẩm quyền ký duyệt phục vụ công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; Phối hợp cùng UBND huyện Thạch Thất công bố công khai quy hoạch Khu đô thị, thông báo chủ trương chính sách thu hồi đất tại các địa phương có đất thu hồi xây dựng dự án.
Tuy nhiên, ngày 29/5/2008, Quốc hội khóa XII có nghị quyết 15/NQ-QH12 về việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội; ngày 4/3/2008, Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị 260/CT-TTg về việc tổ chức thực hiện chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, theo đó: Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị Bộ xây dựng: “ Chủ trì rà soát lại toàn bộ các dự án khu đô thị, khu dân cư và các dự án khác liên quan đến việc bố trí không gian Hà Nội thuộc địa giới Hà Nội mở rộng”, Ngày 26/7/2011, Thủ tướng Chính phủ có quyết định 1259/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Theo quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì Dự án đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc Nam sẽ là tuyến đường giao thông ở giữa kết nối các Khu đô thị sinh thái dọc tuyến (Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn). Vị trí tuyến đường và các Khu đô thị sinh thái theo quy hoạch chung trùng khớp với dự án Đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc Nam và các Khu đô thị hoàn vốn đã được phê duyệt, nhưng có điều chỉnh về quy mô và chỉ tiêu quy hoạch; riêng khu đô thị Thạch Thất tại huyện Thạch Thất không còn phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển hệ thống đô thị của Thủ đô.
Dự án này đã triển khai được những hạng mục nào, thưa ông?
Ngay sau khi có quyết định thu hồi và giao đất để thực hiện dự án, Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội đã tập trung lực lượng nhân lực và tài chính phối hợp cùng các sở ngành của tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội) khẩn trương triển khai các dự án. Đến nay, Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội đã xây dựng 6,3 km đầu tuyến đường từ Km0+00 ÷ Km 6+200 (từ đê Vân Cốc đến quốc lộ 32) thuộc huyện Phúc Thọ; đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng 16 ha khu đô thị Thạch Phúc thuộc huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ phục vụ công tác sản xuất ống cống và đúc cấu kiện bê tông công suất lớn và đã xây dựng xong cầu vượt Đại Lộ Thăng Long vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tổng kinh phí Tập đoàn đã đầu tư gần 1000 tỷ đồng.
Khu đô thị Thạch Thất
Việc bàn giao lại dự án không còn phù hợp quy hoạch này có ảnh hưởng tới  việc triển khai các dự án khác của Tập đoàn dọc theo đường trục Bắc Nam đã được phê duyệt không, thưa ông?
Trong quá trình chờ phê duyệt Quy hoạch xây dựng chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, ngày 16/4/2011, Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội đã có công văn 76/CV-NCHN gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường trục kinh tế xã hội Bắc – Nam, thành phố Hà Nội và chuỗi bốn Khu đô thị dọc tuyến (Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thạch Phúc). Tại công văn, Tập đoàn Nam Cường đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép tiếp tục được thực hiện dự án Đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc – Nam theo hình thức BT với quy mô hướng tuyến theo đúng các quyết định đã được phê duyệt và định hướng quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội; Cho phép Công ty tiếp tục làm chủ đầu tư dự án ba Khu đô thị sinh thái Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn theo định hướng quy hoạch chung có vị trí trùng với các Khu đô thị hoàn vốn đường trục Bắc Nam đã được phê duyệt ( Khu đô thị Thạch Phúc, Quốc Oai, Chương Mỹ).
Sau khi nhận được công văn của Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội, văn phòng Chính Phủ đã có công văn gửi các bộ ngành và thành phố Hà Nội, nhưng đến nay Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội chưa nhận được văn bản chỉ đạo chính thức theo đề nghị để tiếp tục triển khai đồng bộ.
Mặc dù chúng tôi đã đầu tư hạ tầng ban đầu để triển khai, nhưng nếu vì để đảm bảo quy hoạch chung của Thủ đô theo sự điều chỉnh quy hoạch, thì chúng tôi vẫn sẵn sàng chủ động giao lại dự án. Theo quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ, khu đô thị mới Thạch Thất không còn phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội. Do đó việc xây dựng khu đô thị Thạch Thất theo tiến độ sẽ gây ảnh hưởng thiệt hại lớn về kinh tế cho nhà nước, chủ đầu tư và nhân dân trong vùng dự án.
Tuy vậy, với tiềm lực và khả năng của mình, để dự án thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân và giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho Nhà đầu tư, Tập đoàn Nam Cường Hà Nội đề nghị cho phép Tập đoàn Nam Cường Hà Nội tiếp tục làm chủ đầu tư dự án hoàn vốn 02 Khu đô thị sinh thái Phúc Thọ, Chúc Sơn và một phần Khu đô thị Quốc Oai theo định hướng quy hoạch chung có vị trí quy hoạch chung trùng với các khu đô thị hoàn vốn đường trục Bắc Nam đã được phê duyệt để đảm bảo đủ nguồn vốn thực hiện dự án BT.
Riêng khu đô thị Thạch Thất do không còn phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thủ đô nên Tập đoàn Nam Cường Hà Nội chấp hành theo các quy định của nhà nước về quản lý đất đai theo quy hoạch.
Xin cảm ơn ông
Ngày 26/7/2008, UBND tỉnh Hà Tây có quyết định 2929/QĐ-UBND về việc giao Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường làm Chủ đầu tư và cho phép thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Thạch Thất huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây thời gian thực hiện Dự án : 8 năm (từ năm 2008 đến 2016) và phân chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1(2008 - 2012) chuẩn bị đầu tư và thi công đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giai đoạn 2(2009 - 2016) đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc và các hạng mục công trình.
Ngày 25/6/2008, UBND tỉnh Hà Tây có quyết định 1789/ QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Thạch Thất, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Ngày 28/7/2008, UBND tỉnh Hà Tây có quyết định 2979/ QĐ-UBND về việc thu hồi 8.030.315,5 m2 đất trên địa bàn các xã: Phú Kim, Hương Ngải, Thạch Xá, Chàng Sơn, Kim Quan, Canh Nậu, Thị trấn Liên Quan – huyện Thạch Thất; giao Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Thạch Thất
Theo Lại Hợp Nhân 
DĐDN

Nhà nhỏ giá mềm, chất lượng ra sao?


Căn hộ nhỏ, Giá mềm thu hút người mua.
Trong khi thị trường BĐS vẫn đang trầm lắng thì việc mới đây một số chủ đầu tư ở Hà Nội tung ra loại căn hộ diện tích nhỏ với giá khoảng 600 triệu đồng/căn được nhiều người quan tâm.
Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi về chất lượng cũng như tiến độ của những dự án này?
Ông Khuất Tất Công, Phụ trách Sàn giao dịch BĐS Info, cho rằng, giữa bối cảnh thị trường BĐS trầm lắng, thành công trong đợt bán hàng của một số chủ đầu tư cho thấy, điểm mấu chốt phải đánh trúng tâm lý người mua khi đưa ra loại sản phẩm có diện tích vừa phải trên dưới 50m2, giá thành rẻ phù hợp với nhiều người có nhu cầu thực sự.
“Lâu nay, các chủ đầu tư thường chào bán căn hộ diện tích trên 100m2, rồi nội thất cao cấp nên đối tượng mua ở thực thì ít, đầu cơ thì nhiều. Việc nhiều người mua căn hộ nhỏ, giá mềm gần đây cho thấy thị trường vẫn còn quá thiếu vắng những căn hộ diện tích nhỏ với giá dưới 1 tỷ đồng”, ông Công nói.
Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi về chất lượng của các dự án chung cư thương mại có giá bán thấp (khoảng 14 triệu đồng/m2).
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Ban quản lý dự án Đại Thanh – Cty Xây dựng tư nhân số 1, nói: “Đây là dự án Cty đã tận dụng được ưu thế từ công nghệ xây dựng và những lợi thế khác, nên giá bán các căn hộ thấp. Mặt khác, Cty vừa làm chủ đầu tư vừa có các đơn vị trực tiếp thi công, cộng với việc thời gian qua giá nguyên vật liệu đầu vào như xi măng, thép giảm mạnh yếu tố để chủ đầu tư hạ được giá thành”.
Theo ông Sơn, thời điểm thị trường tốt thì chủ đầu tư có thể có lãi cao, nhưng thị trường căn hộ đang đang có xu hướng giảm, nên doanh nghiệp cũng điều chỉnh theo cho phù hợp.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), cho rằng, một trong những khiếm khuyết của thị trường BĐS nhà ở thời gian qua là cơ cấu sản phẩm mất cân đối, thiếu những căn hộ quy mô nhỏ phục vụ đối tượng có thu nhập trung bình.
Theo ông Hà, giá thành xây dựng nhà ở phụ thuộc vào giá đất, vật liệu xây dựng và nhân công. Thực tế, giá thành nhà ở sẽ khó giảm nếu theo xu hướng của thị trường. Do vậy, để người dân có thể mua được nhà ở, chỉ còn cách tăng thu nhập người dân hoặc giảm diện tích căn hộ.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Phó chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu, cho biết, tất cả nhà chung cư cao tầng đều có kết cấu xây dựng giống nhau.
“Nhà cao tầng sử dụng biện pháp thi công như cầu nhồi, tầng hầm thì giá bán cao hay thấp còn phụ thuộc vào biện pháp thi công, cách thức quản lý cũng như vị trí của dự án đó. Giá thành xây dựng chung cư được duyệt trước đây khoảng 6-8 triệu, giờ thực tế khoảng 8-10 triệu/m2 nên việc bán giá 14 triệu đồng/m2 quả thực là gây sốc. Có thể, chủ đầu tư phải giảm tối đa các chi phí, lợi nhuận thu về ít hơn thì mới được giá như thế”, ông Hiệp nói.
Theo Tú Anh
TPO

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

TP.HCM: Căn hộ diện tích nhỏ, giá bán trung bình dẫn dắt thị trường


Trên thị trường Tp.HCM các căn hộ có diện tích nhỏ với giá bán từ 11 triệu đồng đến 20 triệu đồng/m2, vẫn đang được nhiều người mua lựa chọn.
Lãi suất cho vay đối với bất động sản đang giảm, mức giảm khoảng 3% trong 3 tháng gần đây. Cùng với đó là những hỗ trợ từ chủ trương phục hồi nền kinh tế và vực dậy thị trường bất động sản của Chính phủ. Điều này đã thúc đẩy giao dịch bất động sản trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, thị trường có sự thanh lọc khá lớn, không phải phân khúc nào cũng có thanh khoản, và cũng không phải dự án nào cũng bán được hàng.
Khách hàng chỉ tập trung vào loại hình căn hộ có diện tích nhỏ và giá cả trung bình, chủ dự án có uy tín, đáp ứng nhu cầu nhà ở của đa phần người dân.
Theo Báo cáo nghiên cứu mới nhất của Knight Frank tại Tp.HCM, tại thời điểm hiện tại các căn hộ có diện tích nhỏ với giá bán bình dân vẫn đang dẫn dắt thị trường. Các căn hộ có giá bán từ 11,5 triệu đồng (550USD)/m2 đến 20,9 triệu đồng (1.000USD)/m2 vẫn đang được nhiều người mua lựa chọn.
Trong Q2/2012, thị trường vẫn không chứng kiến bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào, tỷ lệ hấp thụ vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên, một số dự án căn hộ vẫn là điểm sáng trên thị trường như Era Town, Quận 7, theo tin từ chủ đầu tư đã bán khoảng 141 căn vào tháng 4 hay dự án Era Lạc Long Quân tại Quận Tân Bình cũng đã công bố bán được 27 căn hộ.
Các dự án mới được chào bán trong Q2/2012 có giá bán từ 12,3 triệu đồng (589USD)/m2 đến 17,6 triệu đồng (842USD)/mcho phân khúc bình dân và từ 24,3 triệu đồng (1.162USD)/m2 đến 29,3 triệu đồng (1.403USD)/m2 đối với phân khúc trung cấp.
Gía bán giao dịch trên thị trường thứ cấp tiếp tục suy giảm mạnh từ 15%-20% so với mức giá ký kết trong hợp đồng với chủ đầu tư theo các giao dịch được Knight Frank ghi nhận. Đối với một số trường hợp giá bán trên thị trường thứ cấp còn giảm đến 30% nếu người mua thanh toán ít nhất 90% trên tổng giá trị căn hộ.
Xu hướng trên thị trường căn hộ tại Tp.HCM vẫn nổ lực phục hồi thị trường bằng các chính sách ưu đãi lớn. Kéo dài thời gian thanh toán là sự lựa chọn phổ biến nhất, hoặc chỉ cần thanh toán 30%, khoàn còn lại sẽ được thanh toán trả góp trong 24 tháng với lãi suất 0% hay thanh toán 50% là có thể nhận nhà ngay, tặng gói nội thất căn hộ,…là hàng loạt các biện pháp phổ biến mà các chủ dự án tại Tp.HCM đang áp dụng.
Hiện nay, một số ưu đãi khác như giảm giá trực tiếp, kế hoạch thanh toán linh động, hỗ trợ vay ngân hàng, ưu đãi lãi suất, v.v vẫn được áp dụng cho các khách hàng mua căn hộ.
Theo nghi nhận của Knight Frank, trong quý 2 thị trường Tp.HCM đón nhận khoảng 976 căn hộ được chào bán mới. Thị trường căn hộ để bán tiếp tục trầm mặc dù có nhiều phương pháp bán hàng đã được áp dụng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do các thông tin giảm giá bán căn hộ đã ảnh hưởng đến tâm lý - tiếp tục quan sát chờ đợi- của người mua trước khi quyết định tham gia vào thị trường.
Đáng chú ý là có khá nhiều loại căn hộ với diện tích nhỏ được thiết kế trong các dự án mới, đáp ứng được nhu cầu từ phần lớn người mua tiềm năng.
Phạm An
Theo TTVN

Vì sao người giàu Trung Quốc “không yêu nước”? (P.2)


“Cơn bão kinh tế toàn diện” vào năm 2014 có thể là một “chất kích thích” quyết định sự ra đi không ngoái lại của lớp người giàu và quan chức Trung Quốc.
Hơn một năm chịu đựng tình trạng gần như đóng băng giao dịch đã khiến cho các công ty kinh doanh bất động sản Trung Quốc trở nên "khó thở"

“Nước nghèo giàu có”

Trong bối cảnh lớp người giàu và quan chức ôm tiền di cư ra nước ngoài, hệ quả kinh tế trong nước sẽ ra sao?
Trước mắt, Trung Quốc có vẻ vẫn là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nếu chỉ xét riêng về GDP. Nhưng Trung Quốc cũng là một dạng “nước nghèo giàu có” mà dễ làm cho người ta hình dung ra trạng thái bong bóng tài sản.
Bong bóng đó không chỉ tồn tại ở mặt bằng giá nhà đất đã tăng quá cao tại 70 thành phố lớn của Trung Quốc, mà còn liên quan đến hệ thống ngân hàng - nơi có mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp kinh doanh địa ốc với các khoản vay mượn khổng lồ.
Hẳn là thế! Từ đầu tháng 10/2011 đến nay, thị trường bất động sản của Trung Quốc bắt đầu lộ rõ tính hậu quả trầm kha của nó. Hơn một năm chịu đựng tình trạng gần như đóng băng giao dịch đã khiến cho các công ty kinh doanh bất động sản lớn nhất ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Thẩm Quyến trở nên khó thở. Nhiều doanh nghiệp nhỏ khác đã phải rúc vào bình oxy.
Còn tại thành phố Ôn Châu, trận dịch tín dụng đen bất động sản đã buộc ít nhất hai giám đốc phải tự nguyện tìm đến sự giải thoát mãi mãi - quyên sinh.
Ai cũng biết rằng một thị trường dù có mặt bằng giá sản phẩm cao nhưng thanh khoản thấp thì hãy coi chừng. Bất động sản là một thị trường đặc thù, rất đặc thù. Rất không khác với thị trường bất động sản ở Việt Nam, làn sóng đầu tư ở Trung Quốc cũng diễn biến theo kiểu “tin đồn” cùng hình ảnh tâm lý bầy đàn phổ biến. Cũng tương tự như ở Việt Nam, việc nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc sử dụng đòn bẩy tài chính được xem là vô tôi vạ và không có luật pháp nào can thiệp được.
Chính vì chuyện vay mượn ngân hàng và đòn bẩy tài chính mà đã dẫn tới hậu quả về con số nợ ít nhất 1.600 tỷ USD (theo số công bố của Ngân hàng trung ương Trung Quốc) hay 2.200 tỷ USD (theo ước tính của hãng phân tích tài chính Credit Suisse của Thụy Sĩ) mà các chính quyền địa phương còn nợ chính quyền trung ương.
Nhưng làm thế nào để trả được món nợ khổng lồ trên? Nếu vào năm 2010 luôn có khoảng 70 thành phố ở Trung Quốc dẫn đầu về sóng bất động sản, thì nay có đến phân nửa trong số đó đã chịu cảnh giảm giá, và gần hết trong số 70 thành phố chịu cảnh đóng băng toàn diện các phân khúc đất dự án và căn hộ trung - cao cấp.
Đó là câu trả lời!
Cơn bão toàn diện
Từng vài lần trong năm 2011, tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập Fitch Ratings dự báo có đến 60% khả năng Trung Quốc phải đương đầu với cuộc khủng hoảng ngân hàng vào giữa năm 2013. Tất nhiên Fitch phải xác lập những cơ sở tối thiểu và cũng phải chịu trách nhiệm cho dự báo này. Chúng ta cũng có thể liên tưởng ngay đến hệ thống doanh nghiệp bất động sản với quá nhiều căn hộ còn tồn kho và những món vay dài hạn.
Với tư cách nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc cũng đương nhiên phải chịu những tác động ngược nếu Mỹ và châu Âu không thể dàn xếp ổn thỏa vấn đề nợ công xuyên lục địa. Khi đó, hiển nhiên sự khó khăn của hệ thống ngân hàng Trung Quốc cũng kéo theo tình cảnh ngân hàng phải siết nợ hàng loạt doanh nghiệp bất động sản thiếu khả năng thanh toán.
Cũng khi đó, vốn đã tích tụ sẵn nhiều mầm mống về bất công thu nhập và bất công xã hội, hậu quả về kinh tế hoàn toàn có thể trở thành giọt nước tràn ly đối với tầng lớp người nghèo ở Trung Quốc, biến thành những biến động chính trị.
“Chính phủ Trung Quốc cần phải đẩy mạnh cải tổ tài chính để ứng phó với vấn đề suy thoái” - vào đầu năm 2012, Phó thủ tướng Vương Kỳ Sơn của quốc gia này đã phải bộc lộ một phát biểu chưa có tiền lệ.
Phó thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn từng thú nhận: “Chính phủ Trung Quốc cần phải đẩy mạnh cải tổ tài chính để ứng phó với vấn đề suy thoái”
Trong con mắt của giới phân tích phương Tây, phát biểu của ông Vương là dự đoán bi quan nhất về kinh tế toàn cầu mà giới lãnh đạo Trung Quốc nêu ra từ trước đến nay.
Nhưng cải tổ như thế nào cho khu vực tài chính, khi không thể giải quyết cái gốc rễ của nó là thị trường bất động sản đóng băng và hoàn toàn thất thu?
Lời thú nhận trên của Vương Kỳ Sơn có vẻ như khá trái ngược với một tuyên bố ồn ào của chính phủ Trung Quốc vào nửa cuối năm 2011, khi khu vực Eurozone chìm đắm trong nỗi lo sợ về cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở Hy Lạp. Khi đó, Trung Quốc đã mạnh miệng sẽ “giải cứu châu Âu” bằng cách cho vay tiền trong số hơn 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối của quốc gia này.
Tuy nhiên sau động thái giải cứu bằng miệng trên, đã chẳng có một động tác nào xảy ra tiếp theo. Một số tờ báo của Trung Quốc còn nêu ra sự hoài nghi rằng “liệu tiền của chúng ta đổ vào châu Âu có trở về với chúng ta hay không?”. Thái độ lấp lửng và có phần quay quắt như thế đã khiến báo chí phương Tây bực bội. Có tờ báo ở Anh còn gọi Trung Quốc là “gã nhà giàu ích kỷ”.
Còn giờ đây, tự thân “gã nhà giàu ích kỷ” đang phải đối diện với những hệ quả chẳng tốt đẹp gì hơn cơn khủng hoảng nợ công đang se sắt ở châu Âu.
Từ cuối năm 2011, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu sụt giảm thấy rõ, biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số xuất khẩu và những tiền đề cho cơn khủng hoảng nhà đất không biết bao giờ mới chấm dứt. Trong số đó, nợ công quốc gia - có thể còn vượt hơn cả 2.200 tỷ USD - được xem là một vấn nạn ma quái.
Trong một bài phát biểu với hãng tin CNBC tại hội nghị SALT thảo luận về xu hướng kinh tế thế giới vào tháng 5/2012, Nouriel Roubini - người từ lâu đã được ví là “chuyên gia tận thế”, một lần nữa dự báo kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với một “cơn bão toàn diện” với kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trở lại và khu vực Eurozone bắt đầu tan rã.
Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007, giới chuyên gia và đầu tư đã không còn dám coi thường những nhận định “điên loạn” của Roubini. Lần này, ông xác quyết: bốn nhân tố chủ chốt sẽ cùng xảy ra một lúc, bao gồm những vấn đề của Mỹ và châu Âu, xung đột vũ trang ở Iran và sự suy thoái của các thị trường mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc - sẽ tạo thành cơn bão này.

Theo VIẾT LÊ QUÂN
Doanh nhân Sài Gòn

Nhà giàu Trung Quốc sính ngoại: “Không có lòng yêu nước” ? (P1)


Một khi những người giàu Trung Quốc đã chấp nhận đánh đổi môi trường nhiều cơ hội lấy môi trường đầu tư ít cơ hội hơn hẳn, điều đó cũng có nghĩa là về tâm trạng và tâm lý, họ muốn “rửa tay gác kiếm”.
Dân Trung Quốc xếp hàng ngoài ĐSQ Mỹ tại Bắc Kinh nộp hồ sơ xin visa
“Không có lòng yêu nước”

Nền kinh tế và có lẽ cả chính thể Trung Quốc đang phải chịu đựng những hệ lụy được gây ra từ chính những vấn nạn đã tích tụ trong lòng nó.

Một trong những hệ lụy như thế là câu chuyện về hiện tượng mua sắm bất động sản ở nước ngoài của giới nhà giàu Trung Quốc vẫn chưa có hồi kết.

Những số liệu được dẫn từ Hiệp hội Chuyên viên địa ốc quốc gia (NAR) cho thấy, dân Trung Quốc và Hồng Kông đã trở thành nhóm khách hàng quốc tế lớn thứ hai mua nhà ở Mỹ trong thời gian từ tháng 3/2011 đến tháng 3/2012. Doanh số của các vụ giao dịch bất động sản này lên đến 9 tỷ USD, chỉ xếp sau Canada. Con số này đã tăng 23% từ 7,3 tỷ USD cùa 12 tháng trước đó và tăng 88% so với doanh thu 4,8 tỷ USD của năm 2010.

Hiện tượng giới nhà giàu Đại lục đổ xô mua nhà ở nước ngoài lại trở nên hết sức đặc biệt và gợi ra nhiều nghi vấn, bởi điều có thể giải thích được ở những thị trường nhà London, Berlin, Paris tương đối sôi động thì lại thật khó thuyết minh trong bối cảnh thị trường bất động sản ở Mỹ và Canada vẫn khá trầm lắng.

Lẽ nào giới đầu tư bất động sản Trung Quốc lại nhìn thấy những cơ hội kinh doanh ở các thị trường mà chính dân bản xứ cũng không thể phát hiện ra? Hay người Trung Quốc đang quá dư dả tiền bạc? Hoặc còn có những nguyên do nào khác?

Chẳng thiếu gì lý do để những người giàu có hiện nay của Trung Quốc tìm đường ra nước ngoài. Đầu tiên và có vẻ hợp lý nhất luôn là việc họ muốn tìm kiếm cho con cái của họ những môi trường giáo dục hoàn thiện. Mỹ, Canada, Anh và Pháp đều là nơi tập trung những trường đại học tốt nhất thế giới.

Năm 2011, một công ty tư vấn có tên là Bain đã phải để mắt đến động cơ này. Theo thống kê của Bain, hàng năm lượng du học sinh Trung Quốc sang các nước phương Tây tăng hơn 20%. Bain cũng ước tính có khoảng 230.000 học sinh Trung Quốc đang học tập ở nước ngoài.

Những ẩn ý bên trong tất nhiên khó mà lộ ra ngoài. Không phải vô cớ mà trong mấy năm qua đã hiện hình một làn sóng của giai tầng nghèo khó chỉ trích dữ dội đối với lớp người giàu có ở Trung Quốc. “Không có lòng yêu nước” là tinh thần của sự chỉ trích mang đậm dấu ấn hằn thù như thế. Theo đó, những nguyên nhân ẩn giấu từ trào lưu di cư ra nước ngoài cũng dần lộ ra.

Cơ hội kinh doanh đã hết?

Vào tháng 5/2011, một cuộc điều tra của Công ty tư vấn Bain đã cho thấy có đến 60% người giàu Trung Quốc mong muốn định cư ở nước ngoài. Đây là số người giàu với tài sản bình quân trên 10 triệu USD. Trong số 2.600 người được điều tra, ít nhất có 10% gần như hoàn tất mọi thủ tục xuất cảnh.

Theo Bain, một hiện tượng có vẻ nghịch lý là càng giàu họ lại càng muốn ra nước ngoài. Đối với những ai đang có hơn 100 triệu nhân dân tệ, 27% đã rời Trung Quốc, còn 47% đang cân nhắc ra đi. Bến đỗ mới của những người này tập trung vào các quốc gia phương Tây như Mỹ, Canada, Australia hoặc một số nước châu Âu.

Viện Gallop - một tổ chức chức nghiên cứu của Mỹ - trong một bản nghiên cứu đã đánh giá, phần lớn người Trung Quốc cảm thấy bất an ngay cả khi quốc gia này có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn hẳn Mỹ và Tây Âu. Khi được lựa chọn giữa các tiêu chí “phát đạt”, “sống chật vật” và “khốn khổ” để phác họa về tình cảnh của mình, chỉ 12% người Trung Quốc thiên về “phát đạt”, trong khi có đến 17% “khốn khổ” và 71% “sống chật vật”.

Trong cách nhìn của Viện Gallop, những biểu trưng kinh tế - xã hội như vậy cho thấy dường như việc cảm thấy “không hạnh phúc” là nguyên do chính yếu khiến người giàu Trung Quốc chẳng mấy tha thiết gắn bó với quê cha đất tổ của họ.

Một khu bất động sản hạng sang ở Chicago mà nhiều khách hàng Trung Quốc quan tâm. Ảnh: WSJ

Nếu so sánh về cơ hội đầu tư thì hiển nhiên tại Trung Quốc, các đại gia và giới quan chức vẫn có nhiều cơ hội hơn hẳn các nước phát triển để tìm ra tỷ suất lợi nhuận vài ba lần. Những cơ hội đó luôn tiềm ẩn trong đặc tính đầu cơ của những thị trường “hoang dã” vào thời kỳ đầu của tư bản chủ nghĩa, nơi mà hệ thống luật pháp luôn chịu sự chi phối nặng nề của sự lũng đoạn từ các nhóm đầu cơ và thế lực tài phiệt.

Thực tế ấy có thể đưa đến nhận định rằng, một khi những người giàu Trung Quốc đã chấp nhận đánh đổi môi trường nhiều cơ hội lấy môi trường đầu tư ít cơ hội hơn hẳn, điều đó cũng có nghĩa là về tâm trạng và tâm lý, họ muốn “rửa tay gác kiếm” sau khi đã cảm thấy đủ nhiều tiền và đủ trải nghiệm về rủi ro trong kinh doanh lẫn cơ chế chính sách.

Hậu họa khôn lường

Ngoài lý do kinh doanh và môi trường sống, còn những nguyên do nào khác để lớp người giàu Trung Quốc tìm đường rời xa tổ quốc của họ?

Có một thực tế là Trung Quốc vẫn đang được những kinh tế gia phương Tây ví như “nước nghèo giàu có”. Trong quốc gia này, rất nhiều người dân bị mất đất vào tay các doanh nghiệp bất động sản đã phải chứng kiến đất đai của họ bị thổi giá lên đến hàng chục lần so với giá đền bù. Đó cũng là điều mà Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã phải công khai thừa nhận là “sự oán giận của người dân”.

Sự bức xúc và bất mãn của dân chúng cũng xoáy sâu vào hiện tồn ngày càng nhiều quan chức nhà nước tìm cách tuồn nguồn tiền có được từ tham nhũng ra tài khoản ngân hàng nước ngoài, gửi vợ con ra nước ngoài và đến lượt mình có thể sẽ “biến” ra nước ngoài một khi có điều kiện thuận lợi.

Một điểm trùng hợp cần ghi nhận là tỷ lệ “quỹ đen” của giới nhà giàu Trung Quốc chiếm đến gần 1/3 GDP, lại bằng với giá trị tham nhũng tại quốc gia này - cũng khoảng 1/3 GDP. Nhà nghiên cứu Vương Tiểu Lỗ của Quỹ Cải cách Trung Quốc - một tổ chức phi chính phủ độc lập, cũng đã tìm ra con số tham nhũng lên đến 9.600 tỷ NDT (khoảng 1.500 tỷ USD).

Với những quan chức nằm trong diện tham nhũng đậm đà như thế, hiển nhiên cách thức an toàn nhất của họ là đi theo xu hướng di cư của giới giàu có ra nước ngoài, vừa có thể rửa tiền bất chính, vừa an toàn hơn hẳn so với việc tiếp tục ở lại trong nước.

Vào năm 2011, hãng truyền thông BBC đã dẫn một bản báo cáo được công bố của Ngân hàng trung ương Trung Quốc về việc các quan tham Trung Quốc đã gửi ra nước ngoài đến 120 tỷ USD trong giai đoạn 1990-2008. Những địa chỉ được ưa chuộng gửi tiền là Mỹ, Australia, Canada và Hà Lan.

Cùng với sự bốc hơi tài chính là công cuộc “chảy máu chất xám” khi có đến 16.000 - 18.000 quan chức và nhân viên các công ty quốc doanh đã rời khỏi Trung Quốc trong thời gian đó.

Có lẽ, những người giàu Trung Quốc đã cảm nhận nỗi sợ hãi mà lịch sử đè nặng lên tâm trí họ, di truyền từ đời này sang đời khác. Với giới kinh doanh Trung Quốc, đặc biệt là những người giàu nhất, luôn mang một nỗi lo sợ mơ hồ về tương lai “cào bằng”, khi có thể xảy ra những biến động xã hội và chính trị, dẫn tới chính sách phân phối lại thu nhập.

Đã từng có tiền lệ về sự phân phối lại thu nhập vào thời Mao Trạch Đông, khi giới tư sản bị tước đoạt tài sản để dùng cho việc công hữu hóa tư liệu sản xuất. Nhiều thế kỷ trước ở Trung Quốc cũng xảy ra không ít lần “hồi tố” như thế.

Vì vậy, không có gì bảo đảm mọi sự sẽ bất biến ở đất nước Trung Quốc, nhất là vào thời buổi tiềm ẩn đầy hậu họa khôn lường như hiện nay và sắp tới.

Theo Viết Lê Quân
Doanh nhân Sài Gòn

Vì sao VNPT vay tiền Mỹ đầu tư cho Vinasat-2?


Tại sao VNPT lại vay hơn 100 triệu USD của Mỹ để đầu tư cho Vinasat-2 mà không vay trong nước?
VNPT đã đầu tư cho Vinasat-2 với tổng vốn khoảng từ 260 - 280 triệu USD (tương đương từ 5.300 - 5.800 tỷ đồng), và hiện đã giải ngân phần lớn số tiền này.
Hôm 25/6 vừa qua, hãng Reuters đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phê chuẩn đề xuất của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ (Export-Import Bank) mở gói cho vay 125,9 triệu USD cho VNPT mua vệ tinh truyền thông và truyền hình của Mỹ.

Sau đó, lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng xác nhận với báo giới rằng, VNPT muốn vay 125,9 triệu USD của Eximbank Mỹ để đầu tư cho Vinasat-2.

Vậy tại sao VNPT lại vay hơn 100 triệu USD của Mỹ để đầu tư cho Vinasat-2 mà không vay trong nước? Hay vì cơ chế, điều kiện ràng buộc khi VNPT mua vệ tinh do công ty Lockheed Martin của Mỹ sản xuất nên phải vay của Mỹ?

Trả lời câu hỏi trên của VnEconomy bên lề lễ bàn giao vệ tinh Vinasat-2 giữa VNPT và nhà thầu sản xuất vệ tinh Lockheed Martin, sáng 4/7, ông Hoàng Minh Thống, Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình viễn thông của VNPT cho biết, khoản vay 125,9 triệu USD không có sự ràng buộc gì hết và VNPT cũng rất muốn vay của Mỹ.

Vì theo ông, lãi suất của khoản vay trên khá thấp và hợp lý. Chưa rõ bao nhiêu phần trăm nhưng theo ông Thống là thấp hơn nhiều so với lãi suất nếu VNPT vay ở trong nước.

Hơn nữa, nguồn vốn vay này có sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ. Thông thường, với những dự án của Mỹ, ví dụ như dự án Vinasat-2 do Mỹ sản xuất thì Chính phủ nước này sẽ có khoản hỗ trợ lãi suất vay.

Ông Thống cũng cho biết, đây gần như là khoản vay hỗ trợ của Chính phủ Mỹ. Vì bản thân ngay như vệ tinh JCSAT-13 của Nhật Bản phóng cùng đợt với Vinasat-2, do Mỹ sản xuất, dù là quốc gia giàu có nhưng Nhật Bản cũng vay nguồn vốn hỗ trợ này cho dự án vệ tinh của mình.

Để có được khoản vay trên, VNPT đã mất hơn một năm, từ việc khởi động kế hoạch, đề xuất, làm hồ sơ… Trong khi, phía đối tác cho vay là Mỹ cũng với khá nhiều thủ tục và rất lâu vì phải điều tra, phân tích, đánh giá doanh nghiệp vay.

“Thủ tục của họ tương đối chặt chẽ, lên cả Tổng thống, rồi phê duyệt, kiểm định, tìm hiểu tài chính của tập đoàn vay vốn như thế nào… thế nên mới lâu vậy. Vừa rồi Tổng thống Obama mới phê chuẩn”, ông Thống nói và cho biết kế hoạch chấp thuận khoản vay trên sẽ phải trình lên Quốc hội Mỹ xem xét trong 35 ngày trước khi được hội đồng quản trị của Eximbank thông qua.

“Về cơ bản, việc Tổng thống chấp thuận là được rồi còn Quốc hội chỉ thông qua về thủ tục thôi”, ông Thống cho hay.

Theo ông Joe Ricker, Tổng giám đốc Lockheed Martin, hiện Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ đang trong quá trình phê duyệt khoản vay dành cho Vinasat-2, sau đó, số tiền trên sẽ về VNPT và dùng trả cho những khoản vay mà VNPT đã thực hiện cho dự án.

“Về khoản vay, chúng tôi phải thông qua Tổng thống, sau đó là Quốc hội. Sau một tháng, khoản vay này sẽ về đến VNPT. Đây không phải lần đầu khách hàng của chúng tôi vay theo hình thức này, mà ngày càng phổ biến hơn. Tất cả những nhà khai thác khác của Mỹ đều xin được những khoản vay như thế”, ông Joe Ricker nói.

Được biết, trước khi được Tổng thống Mỹ Obama chấp thuận khoản vay trên, VNPT đã đầu tư cho Vinasat-2 với tổng vốn khoảng từ 260 - 280 triệu USD (tương đương từ 5.300 - 5.800 tỷ đồng), và hiện đã giải ngân phần lớn số tiền này. Tuy nhiên, theo đánh giá lại của VNPT, tổng vốn đầu tư chỉ khoảng 250 triệu USD đổ lại, không đến 280 triệu USD như dự trù ban đầu.

Khoản vay 125,9 triệu USD (tương đương 50% tổng vốn đầu tư của dự án) dự kiến sẽ được VNPT sử dụng để trả khoản nợ khoản đã vay từ trước gồm cả trong và ngoài nước.

Theo Mạnh Chung
Vneconomy